Thành phố Vĩnh Yên

Thành phố Vĩnh Yên

Thành Phố Vĩnh Yên là thành phố trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời là trung tâm kinh tế trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ.

Thành phố Vĩnh Yên có diện tích tự nhiên là 5.039,20 ha với 9 đơn vị hành chính gồm 7 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và Khai Quang) và 2 xã (Định Trung, Thanh Trù).

Vĩnh Yên là là 1 trong 3 địa phương có giá trị sản xuất lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2021, Bình Xuyên là huyện có GTSX lớn nhất tỉnh với 150 nghìn tỷ đồng, Vĩnh Yên xếp thứ 2 với 86,4 nghìn tỷ, tiếp đến là Phúc Yên 72 nghìn tỷ (theo giá so sánh 2010). Những huyện còn lại GTSX thấp hơn tương đối nhiều so với Vĩnh Yên.

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Vĩnh Yên ước đạt 16,2%/năm. Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%/năm; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 18,0%/năm; các ngành dịch vụ tăng 7,4%/năm.

Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực:

  • Công nghiệp chế biến chế tạo: công nghiệp sản xuất điện tử, dệt may, phân bón, công nghiệp phụ trợ; tập trung ưu tiên thu hút các dự án sản xuất có công nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm đất đai, khuyến khích các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, các doanh nghiệp có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách.
  • Bán buôn, bán lẻ, sữa chữa phương tiện: Quy hoạch và thu hút đầu tư Trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp vùng (chợ cấp vùng) tại thành phố Vĩnh Yên, là đầu mối giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt nông sản của địa phương, là đầu mối xuất, nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa của vùng; tiếp tục thu hút đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị; chợ tại vùng nông thôn; tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hình thức bán buôn, bán lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong chi tiêu, mua sắm. Quy hoạch và khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm để phát triển dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí…
  • Xây dựng: Tập trung cho Xây dựng nhà các loại (nhà ở đô thị, nhà ở nghỉ dưỡng) và Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng (các công trình giao thông trọng điểm); Phát triển nhà ở cho người dân, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
  • Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Quy hoạch và thu hút đầu tư Trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp vùng (chợ cấp vùng) tại thành phố Vĩnh Vên, là đầu mối giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt nông sản của địa phương, là đầu mối xuất, nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa của vùng; tiếp tục thu hút đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị; chợ tại vùng nông thôn; tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hình thức bán buôn, bán lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong chi tiêu, mua sắm. Quy hoạch và khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm để phát triển dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí…
  • Vận tải kho bãi: Xây dựng các kho và các bãi đỗ xe, đảm bảo khoảng cách từ nơi đỗ xe, kho gửi hàng hóa đến địa điểm sử dụng dịch vụ không xa quá 1 km; Tạo điều kiện để các doanh nhân cải tạo diện tích đất đang sở hữu thành các bãi đỗ xe, hoặc kho lưu giữa hàng hóa, phương tiện ký gửi của hành khách, lưu giữ hàng hóa cho các thương gia.