Huyện Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên có diện tích tự nhiên 4.848 ha chiếm 12,01% diện tích tự nhiên của tỉnh. Với dân số trung bình là 134.827 người được phân bố trên 08 xã và 05 thị trấn.

Bình Xuyên nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km. Với vị trí nằm liền kề với 2 đô thị lớn của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, cách không xa thành phố Hà Nội, thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Bình Xuyên có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển nhanh kinh tế – xã hội theo hướng hiện đại đặc biệt là phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Định hướng phát triển các ngành quan trọng

(1) Công nghiệp

Công nghiệp chế biến nông lâm sản: thịt gia súc, gia cầm, hoa quả, thức ăn gia súc gia cầm và chế biến lâm sản đồ gỗ gia dụng, ván ép, ván ghép sàn, bột giấy, giấy và các sản phẩm từ giấy.

Công nghiệp dệt, may, da giày: Tăng quy mô sản xuất của các xí nghiệp may xuất khẩu, thu hút đầu tư các nhà máy dệt kim, hoặc kéo sợi, sản xuất nguyên liệu phụ trợ cho ngành may mặc, thuộc da, giày vải, sản xuất bao bì nhựa.

Công nghiệp vật liệu xây dựng: Nâng công suất sản xuất gạch nung Tuynel và gạch không nung, cơ giới hoá khâu khai thác cát sỏi, vật liệu chịu lửa, gạch Samot. ….

Công nghiệp cơ khí, sản xuất phụ tùng và lắp ráp máy nông nghiệp và phương tiện vận tải.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, đặc biệt là ngành nghề cơ khí nhỏ, chế biến nông sản trong nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp, Công nghiệp cơ khí

(2) Xây dựng

Tích cực thu hút đầu tư để lấp đầy trên 80% các khu, cụm công nghiệp đã có sẵn hạ tầng, đã được giải phóng mặt bằng như KCN Bá Thiện, KCN Thăng Long – Vĩnh Phúc, KCN Bá Thiện II. Triển khai GPMB các khu công nghiệp Nam Bình Xuyên và KCN Sơn Lôi. Đưa cụm công nghiệp làng nghề Thanh Lãng đi vào hoạt động nhằm phát huy cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất tập trung và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

(3) Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác thế mạnh của huyện về thương mại – dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Sớm hình thành và đưa vào sử dụng các trung tâm thương mại ở Gia Khánh, Thanh Lãng, Bá Hiến, Thiện Kế, Hương Canh, khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, sân golf, khu vui chơi giải trí Hồ Sáu Vó…