Thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi/ Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư (dự án nhóm B, nhóm C, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật theo quy định của Luật Đầu tư công)

Cơ quan chủ trì giải quyết

Sở Công thương

Thời gian và trình tự giải quyết

Tổng thời gian: Dự án nhóm B: 30 ngày; dự án nhóm C hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật: 20 ngày.

  1. a) Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại IPA, IPA kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, in phiếu hẹn, chuyển đến Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì giải quyết. Thời gian: 01 ngày.
  2. b) Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, trong đó gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư về nguồn vốn, khả năng cấn đối vốn để thực hiện dự án. Thời gian (Đã bao gồm cả thời gian lấy ý kiến các cơ quan liên quan): Dự án nhóm B: 23 ngày; dự án nhóm C hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật: 14 ngày.

Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tham gia ý kiến theo đề nghị của Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định. Thời gian tính từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Cơ quan chủ trì đến khi trả kết quả về Cơ quan chủ trì: Dự án nhóm B: 14 ngày; Dự án nhóm C hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật: 9 ngày. Trong số ngày quy định, nếu cơ quan được lấy ý kiến không cho ý kiến bằng văn bản thì được hiểu là đồng ý với dự án và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến chức năng nhiệm vụ ngành/địa phương mình.

Cơ quan chủ trì lập báo cáo chuyển tới IPA.

(Chủ đầu tư phải hoàn thiện dự án theo kết quả thẩm định và phê duyệt  trình cơ quan chủ trì thẩm định kiểm tra đóng dấu thẩm định làm điều kiện bắt buộc để triển khai các bước tiếp theo).

  1. c) Văn phòng UBND tỉnh: Nhận hồ sơ từ IPA, thẩm tra, dự thảo văn bản trình Lãnh đạo UBND tỉnh ký phê duyệt và trả kết quả về IPA. Thời gian: Dự án nhóm B: 5 ngày; Dự án nhóm C hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật: 4 ngày.
  2. d) IPA trả kết quả cho Chủ đầu tư. Thời gian: 01 ngày.

Các thành phần hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình của chủ đầu tư (theo mẫu Ban hành kèm theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ); hoặc Tờ trình đề nghị phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của chủ đầu tư (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng);

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (theo quy định của Luật Đầu tư công);

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng của Chủ đầu tư;

- Quyết định lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu lập dự án đầu tư xây dựng;

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ, phương án khảo sát xây dựng; Hồ sơ kết quả khảo sát xây dựng; Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; Đối với công trình cải tạo, sửa chữa phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng và kiểm định chất lượng công trình hiện trạng;

- Phương án Bồi thường giải phóng mặt bằng tổng thể; Quy hoạch hạ tầng khu tái định cư (nếu có);

- Kết quả phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án có yêu cầu phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường);

- Kết quả thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án có yêu cầu thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy và Chữa cháy);

- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng, bao gồm cả báo cáo thẩm định nội bộ của ngành và địa phương chủ dự án. Trong đó phải giải trình thuyết minh chi tiết về dự kiến các nguồn vốn thực hiện dự án; phần vốn thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh và từng nguồn vốn khác. Thuyết minh khả năng thu hồi vốn đầu tư, khả năng hoàn trả vốn vay và phương án hoàn trả vốn vay (nếu có). Dự kiến tiến độ bố trí các nguồn vốn theo từng năm để hoàn thành: Dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật không quá 3 năm;

- Các báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở các cấp theo quy định của Luật Đầu tư công khi thẩm định phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.

- Hồ sơ thể hiện điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn lập dự án: Đối với tổ chức tư vấn có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập, có chứng chỉ năng lực phù hợp với loại dự án, cấp công trình theo quy định của pháp luật xây dựng. Đối với cá nhân có chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm khảo sát, chủ trì thiết kế, chủ trì lập tổng mức đầu tư;

- Các tài liệu khác: Văn bản phê duyệt địa điểm, văn bản chấp thuận hướng tuyến; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt hoặc chứng chỉ quy hoạch; Thỏa thuận đấu nối hạ tầng của các tổ chức có liên quan; Báo giá của các loại vật tư, thiết bị đặc thù được tính trong tổng mức đầu tư; File mềm tính tổng mức đầu tư công trình; tài liệu xác định vị trí, cự ly đổ đất thải, vị trí mỏ vật liệu; các tài liệu cần thiết khác.

b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ.

Phí, lệ phí:

Phí thẩm định dự án thu theo quy định tại Thông tư 176/2011/TT–BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính. Chủ đầu tư nộp phí tại Cơ quan chủ trì thẩm định.

Cơ sở pháp lý

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về chi phí quản lý đầu tư xây dựng.

- Hướng dẫn số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

  • Trang thông tin xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

    Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

    Địa chỉ: Số 40 đường Nguyễn Trãi, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Email: investvinhphuc@gmail.com, Điện thoại: (+84).211.3.862.480

    Giấy phép số 49/GP-TTĐT ngày 13/4/2020, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc