Cơ quan chủ trì giải quyết
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian và trình tự giải quyết
Tổng thời gian: Do quy trình thủ tục chia nhiều trường hợp khác nhau tương ứng với số bước, số ngày khác nhau. Tùy trường hợp cụ thể sẽ có số ngày tương ứng ở mỗi công đoạn. Thời gian ở đây không bao gồm thời gian lấy ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với các dự án trọng điểm nhóm C, dự án nhóm B, dự án nhóm A, chương trình), thời gian thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ).
a) Chủ dự án nộp hồ sơ tại IPA, IPA kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, in phiếu hẹn, chuyển đến Hội đồng thẩm định. Thời gian: 01 ngày.
b) Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, họp lấy ý kiến của các thành viên hội đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các thành viên trong Hội đồng tối thiểu 5 ngày trước ngày tổ chức họp Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định lập báo cáo kết quả thẩm định chuyển đến IPA (kèm theo biên bản họp và ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định).
Thời gian: Chương trình hoặc dự án nhóm A: 30 ngày; Dự án nhóm B: 25 ngày; Dự án nhóm C: 15 ngày.
c) Trả kết quả:
i) Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh theo quy định của Luật đầu tư công:
- Văn phòng UBND tỉnh: Nhận hồ sơ từ IPA, thẩm tra, dự thảo văn bản trình Lãnh đạo UBND tỉnh ký phê duyệt và trả kết quả về IPA. Thời gian: 4 ngày.
- IPA trả kết quả cho Chủ đầu tư. Thời gian 01 ngày.
ii) Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của Luật đầu tư công;
- Văn phòng UBND tỉnh: Nhận hồ sơ từ IPA, tổng hợp, tổ chức thẩm tra và dự thảo văn bản trình Lãnh đạo UBND tỉnh ký văn bản trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
iii) Đối với dự án nhóm A sử dụng tất cả các loại nguồn vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
- Văn phòng UBND tỉnh: Nhận hồ sơ từ IPA, tổ chức thẩm tra và dự thảo văn bản trình Lãnh đạo UBND tỉnh ký văn bản trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến chấp thuận.
- Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh dự thảo văn bản của UBND tỉnh giao Hội đồng thẩm định cùng cơ quan đề xuất dự án hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
iv) Đối với dự án nhóm C sử dụng vốn ngân sách Trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh:
- Văn phòng UBND tỉnh: Nhận hồ sơ từ IPA, thẩm tra, dự thảo văn bản trình Lãnh đạo UBND tỉnh ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
- Sau khi có kết quả của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh dự thảo văn bản của UBND tỉnh giao Hội đồng thẩm định phối hợp với cơ quan đề xuất dự án hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.
v) Đối với dự án nhóm B, trọng điểm nhóm C sử dụng vốn ngân sách Trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân các cấp:
- Văn phòng UBND tỉnh: Nhận hồ sơ từ IPA, thẩm tra, dự thảo văn bản trình Lãnh đạo UBND tỉnh ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
- Sau khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh dự thảo văn bản của UBND tỉnh:
+ Giao Hội đồng thẩm định phối hợp với cơ quan đề xuất dự án hoàn thiện hồ sơ trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận đối với dự án thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh;
+ Giao UBND cấp huyện, cấp xã hoàn thiện hồ sơ trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp chấp thuận đối với dự án thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp đó.
Các thành phần hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định của Luật Đầu tư công, bao gồm cả báo cáo thẩm định trong nội bộ của ngành, địa phương chủ chương trình, dự án. Cụ thể:
+ Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng nhóm A theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư công và Điều 53 Luật Xây dựng;
+ Hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư công. Trong đó có các tài liệu giải trình kinh tế - kỹ thuật nhằm mô tả rõ vị trí xây dựng, quy mô xây dựng, thông số kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật chủ yếu,.... làm căn cứ dự kiến quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư và triển khai các bước tiếp theo.
- Các báo cáo thẩm định đề xuất nguồn vốn, khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.
- Sơ bộ xác định kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo đơn giá bồi thường tại khu vực dự án do Chủ dự án lập và UBND cấp huyện tại khu vực thực hiện dự án xác nhận bằng văn bản (đối với các dự án có bồi thường giải phóng mặt bằng)
- Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ (có đóng dấu của chủ đầu tư).
Phí, lệ phí: Thời điểm hiện tại chưa thực hiện, chờ hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành.
Cơ sở pháp lý
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về chi phí quản lý đầu tư xây dựng.
- Hướng dẫn số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
- Quyết định số 2784/QĐ-CT ngày 16/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công;