Vĩnh Phúc tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Hiện nay cải cách hành chính được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Ban hành cơ chế, chính sách thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp, gồm: Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND ngày 08/3/2021 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù để bảo đảm công tác giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 về quy định một số nội dung và mức chi để thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 về chính sách hỗ trợ đầu tư dự án cung cấp nước sạch và hỗ trợ giá nước sạch cho vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 50/2018/NQ-HĐND ngày 18/12/2018 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2021; UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành: Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025; Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 về ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 31/12/2020 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
Hiện nay, trước thực trạng các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chiếm đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế, khả năng đáp ứng yêu cầu, tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI rất hạn chế. Nhằm tăng cường thực hiện công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh khắc phục những hạn chế, khó khăn, có cơ hội và vượt qua thách thức để quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như tăng số lượng doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành: (1) Đề án hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; (2) Xây dựng Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI”; (3) Kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030; (4) Cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Vĩnh Phúc về hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI;…
Cải cách TTHC tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi
Các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các thủ tục đầu tư nước ngoài được đơn giản hóa và giảm tối đa về thời gian. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) giảm xuống dưới 03 ngày làm việc (trước đây là 05 ngày) theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Thời gian cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm từ 30-50% thời gian so với quy định của Luật Đầu tư.
Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện rút ngắn từ 30 ngày theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP xuống còn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản trên đất hiện nay được tỉnh Vĩnh Phúc chủ động rút ngắn thời gian giải quyết xuống còn khoảng 15 ngày và chuyển trả hồ sơ cho doanh nghiệp.
Thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo ngành thuế của tỉnh tiến hành rà soát cắt giảm nhiều thủ tục hành chính về thuế, cụ thể: Tiến hành tập huấn hướng dẫn kê khai thuế qua mạng Internet cho 100% doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Cắt giảm số lần khai thuế GTGT theo tháng xuống khai thuế theo quý; Bãi bỏ bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong hồ sơ khai thuế GTGT; Cắt giảm thủ tục hành chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước từ 537 giờ/năm xuống còn 115 giờ/ năm. Công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC thuế thông qua việc khai thuế qua mạng internet và nộp thuế điện tử trên địa bàn tỉnh đạt 100%.
Hiện nay, thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong công tác thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng đang thực hiện đã cắt giảm tối thiểu 20% theo quy định, riêng thủ tục cấp giấy phép xây dựng giảm lên đến 73,3% thời gian giải quyết. Thời gian thực hiện các thủ tục thẩm định dự án/thiết kế cơ sở/thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công/cấp giấy phép xây dựng tối đa chỉ còn 56 ngày (so với yêu cầu của Chỉ thị tối đa còn 63 ngày).
Với tinh thần chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đem đến sự hài lòng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp./.
Các tin khác:
- Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI 2023
- Vĩnh Tường: Nỗ lực huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm tăng 2,95% so với cùng kỳ
- Phát huy giá trị nông sản chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An kiểm tra thực tế một số công trình, dự án, vụ việc trên địa bàn tỉnh