Tỉnh Vĩnh Phúc đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngày 04/9/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Với mục tiêu phát triển hạ tầng đo lường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp;
Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để góp phần phát triển hoạt động đo lường; áp dụng hiệu quả Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hoá năng lực hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, Kế hoạch đến năm 2025: Phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh đáp ứng yêu cầu kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo nhóm 2 phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho ít nhất 200 lượt cán bộ tham gia hoạt động đo lường thuộc các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho ít nhất 50 lượt doanh nghiệp, tổ chức bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân;
Triển khai áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường cho ít nhất 02 phòng thí nghiệm được công nhận trên địa bàn tỉnh để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hoá năng lực, hoạt động của các tổ chức dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trên địa bàn.
Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh nhằm mở rộng lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa các loại phương tiện đo liên quan đến an toàn, sức khoẻ, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho ít nhất 200 lượt người tham gia hoạt động đo lường; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho ít nhất 100 lượt doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân; triển khai áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường cho ít nhất 05 phòng thí nghiệm được công nhận trên địa bàn tỉnh để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hoá năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Kế hoạch xác định các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể thực hiện Đề án như: Xây dựng cơ chế chính sách nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế; thúc đẩy xã hội hoá hoạt động đo lường; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đo lường; áp dụng các cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hoá các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực đo lường; xây dựng, phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn cầu.
Để Kế hoạch được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cơ quan đầu mối trong công tác công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường; chú trọng bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo các mục tiêu đề ra; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo lường.
Các tin khác:
- Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI 2023
- Vĩnh Tường: Nỗ lực huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm tăng 2,95% so với cùng kỳ
- Phát huy giá trị nông sản chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An kiểm tra thực tế một số công trình, dự án, vụ việc trên địa bàn tỉnh