Thứ Năm, 30/09/2021 15:48:52 (GMT+7)

Tình hình sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2021

Tình hình sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2021

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Piaggio Việt Nam

Tám tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Nam và thành phố Hà Nội, cùng với cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện nghiêm túc “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Vừa chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, vừa chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành “vùng xanh” trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế –  xã hội; hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển. Cụ thể:

  1. Kết quả sản xuất công nghiệp 8 tháng
  2. Chỉ số sản xuất công nghiệp

8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt mức tăng 15,23% so với 8 tháng đầu năm 2020. Chỉ số ngành công nghiệp cấp I như sau:

Khai khoáng giảm 19,14%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,12%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 18,17%; Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm nhẹ 0,42%.

Ngành công nghiệp cấp II: Có 17/24 có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất linh kiện điện tử 22,14%; ngành sản xuất xe có động cơ tăng 28,28%; Một số ngành tiếp tục ổn định có sự gia tăng trong cùng kỳ như: ngành sản xuất kim loại trong kỳ tăng 16,7%; ngành sản xuất khoáng phi kim loại tăng 8,45%; ngành sản xuất trang phục tăng 10,88% và ngành sản xuất giày da tăng 17,73%….

7/24 ngành công nghiệp cấp II có chỉ số giảm so với cùng kỳ: ngành khai khoáng khác giảm 19,14%; ngành sản xuất giây và sản phẩm từ giấy giảm 11,4% ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 24,4%…

  1. Sản phẩm sản xuất chủ yếu:

Có 08/10 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng trưởng khá  so vời cùng kỳ. Trong đó, xe ô tô các loại tăng 28,28%; doanh thu dịch vụ sản xuất linh kiện điện tử tăng 22,14%; giày, dép thể thao tăng 17,73%; thức ăn gia súc tăng 3,28%; quần áo các loại tăng 11,27% so với cùng kỳ…

Có 02/10 sản phẩm có sản lượng giảm so với cùng kỳ: Máy điều hòa không khí giảm 24,69% và xe máy các loại giảm 6,01%.

  1. KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã kiểm soát, khống chế rất tốt dịch bệnh, tuy nhiên do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, thị trường tiêu thụ nói chung, các biện pháp hạn chế việc đi lại nên các doanh nghiệp hiện tại gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại có 426 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư 7,01 tỷ USD. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh giải quyết cho 124.712 lao động. Tình hình hoạt động hiện nay như sau:

140 DA phải hoạt động cầm chừng hoặc suy giảm sản xuất do khó khăn về nguyên liệu (20 DA); về thị trường tiêu thụ (30 DA), về lao động (20 DA), về vốn (30 DA), về thủ tục hải quan (10 DA), về điều kiện làm việc (30 DA); 40 DA tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh do khó khăn về thị trường tiêu thụ (15 DA), về lao động (5 DA), về vốn (10 DA), về điều kiện làm việc (10 DA); Trên 14 nghìn lao động chịu ảnh hưởng của dịch covid-19. Trong đó, có khoảng có 4.000 lao động phải tạm thời nghỉ việc. Dịch covid-19 sảy ra trên cả nước làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Cụ thể

(1) Về nguồn cung ứng nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị.

Nguồn nguyên, nhiên liệu được nhập khẩu, chủ yếu từ nước ngoài. Khi dịch Covid-19 xảy ra, việc hạn chế đi lại đã ảnh hưởng đến thời gian cung ứng nguồn nguyên, vật liệu đầu vào của DN, bao gồm các DN sản xuất điện tử, dệt may…Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào đã xảy ra cục bộ tại một số DN trong thời gian ngắn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến độ hoàn thành các đơn hàng, từ đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp.

(2) Về thị trường tiêu thụ/xuất khẩu hàng hóa.

Đây chính là khó khăn lớn nhất mà nhiều DN đang gặp phải trong thời gian gần đây: Sức mua của nền kinh tế nhìn chung đều giảm, đối với các doanh nghiệp có lượng khách hàng ổn định do lệnh phong toả, hạn chế đi lại, hoạt động giáo thượng hạn chế, nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ hoặc giãn, huỷ, hoa vo gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu.

Doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho cao do nhu cầu khách hàng gian Thạnh, xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng trầm trọng do một số nhà cung ứng dừng hoạt động, gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Dịch bệnh ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, làm trễ nải thời gian giao hàng, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh sản xuất.

Các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập có lượng khách hàng còn thấp, tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận khách hàng, dẫn đến khó duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí xem xét đến việc chấm dứt dự án đang/sẽ thực hiện.

(3) Về nhân lực.

Việc hạn chế nhập cảnh người nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hụt chuyên gia, người lao động trình độ cao. Việc tuyên dụng lao động mới gặp khó khăn do tâm lý lo ngại dịch bệnh và chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng, địa phương để thực hiện biện pháp kiểm soát tối đa nguồn lây bệnh. Nhiều doanh nghiệp có số lượng lớn người lao động phải nghỉ giãn cách, cách ly dẫn đến việc khó khăn trong bố trí, sắp xếp dây truyền sản xuất và phân lịch làm việc theo ca. Thiếu chuyên gia, giám sát viên, đào tạo, cán bộ có trình độ lao động giỏi nên ảnh hưởng tới việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới như Công ty Honda Việt Nam.

(4) Về năng lực sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp:

Hoạt động quy mô, sản lượng sản xuất đang có xu hướng giảm do thiếu nhân công và khó khăn trong công tác giao, nhận hàng hóa, nhất là việc giao nhận liên quan đến những địa phương có dịch. Hàng hóa tiêu thụ chậm hơn, vì các lệnh giãn cách xã hội, hạn chế ra ngoài, nhu cầu của nhân dân cũng giảm mạnh.

Việc vận chuyển hàng hóa theo quy định của UBND tỉnh là phải có kết quả xét nghiệm trong vòng 3 ngày. Việc này ảnh hưởng rất lới đến việc giao thương, kết nối cung cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

(5) Tác động làm tăng chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dịch covid-19 sảy ra trên địa bàn tỉnh đã làm cho chi phí vận chuyển, kho bãi gia tăng (dịch vụ Logistics), do các doanh nghiệp vận tải phải thực hiện thêm nhiều các biện pháp phòng chống dịch (hạn chế đi lại, xét nghiệm lái xe liên tục, giá xăng dầu tăng…) đã đầy giá thành sản phẩm/nguyên liệu đầu vào lên cao hơn.

Bên cạnh động lực tăng trưởng công nghiệp và phát triển kinh tế –  xã hội. Vĩnh Phúc cũng đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành TW ban hành cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ tăng cường sản xuất, đảm bảo phục vụ cho những ngành xuất khẩu chủ lực. Có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên toàn quốc, đặc biệt các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của toàn dân, lập lại sự ổn định và phát triển kinh tế –  xã hội./.

Lương Hồng Phúc