Thứ Ba, 05/03/2024 14:12:00 (GMT+7)

Công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 5/3, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tới dự có các đồng chí: Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Vĩnh PhúcQuy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 158 ngày 06/02/2024. Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, phát triển bền vững; là hạt nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại trong vùng đồng bằng sông Hồng; người dân có cuộc sống chất lượng cao, ấm no, hạnh phúc; có nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống. Đến năm 2050, Vĩnh Phúc là thành phố trực thuộc Trung ương, có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, xanh, sạch đẹp, mang bản sắc riêng, xã hội phồn vinh, thịnh vượng; là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường; người dân có chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc; có nền văn hóa tiên tiến, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 158 ngày 06/02/2024. Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, phát triển bền vững; là hạt nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại trong vùng đồng bằng sông Hồng; người dân có cuộc sống chất lượng cao, ấm no, hạnh phúc; có nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống. Đến năm 2050, Vĩnh Phúc là thành phố trực thuộc Trung ương, có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, xanh, sạch đẹp, mang bản sắc riêng, xã hội phồn vinh, thịnh vượng; là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường; người dân có chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc; có nền văn hóa tiên tiến, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Không gian mới, cơ hội mới và xung lực phát triển mới

Quy hoạch đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và các phương án phát triển các ngành quan trọng; phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội; phương án quy hoạch hệ thống đô thị và tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội; phân bổ và khoanh vùng đất đai; phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Anh khẳng định, việc Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố ngày hôm nay có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, là bước thể chế tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển trong dài hạn; là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh và hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Vĩnh Phúc thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người, cơ bản đáp ứng tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ khẩn trương triển khai Quy hoạch tỉnh thành hệ thống các cơ chế, chính sách, kế hoạch cụ thể gắn với quy hoạch, kế hoạch chung cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng, tạo ra các động lực, cơ hội phát triển hài hòa, bền vững; là hạt nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại trong vùng đồng bằng sông Hồng và để người dân có cuộc sống chất lượng cao, ấm no, hạnh phúc, có nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống trong thời gian tới.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Anh phát biểu tại hội nghị

Để triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch, đồng chí Phạm Hoàng Anh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thống nhất tổ chức thực hiện. Chủ động rà soát, nghiên cứu đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Quy hoạch nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, khắc phục được những điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tạo ra cơ hội, động lực và không gian phát triển mới trong giai đoạn tới. Cùng với đó, quan tâm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển, trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án kết cấu hạ tầng có tính lan tỏa, kết nối liên vùng.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Anh yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của Quy hoạch tỉnh tới các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong thực hiện. “Tỉnh Vĩnh Phúc kêu gọi các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, lựa chọn, quyết định đầu tư và đầu tư mở rộng. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cam kết sẽ nỗ lực đổi mới toàn diện; tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh” – Đồng chí Phạm Hoàng Anh khẳng định.

Nơi hội tụ tiềm năng, lợi thế và cơ hội nổi trội

Ấn tượng với sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương vào thực tiễn địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước. Người dân Vĩnh Phúc có truyền thống anh hùng cách mạng, năng động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, thân thiện, mến khách và đặc biệt là có niềm tự hào, khát vọng vươn lên, phát triển, xây dựng tỉnh ngày càng văn minh, giàu đẹp, trở thành nơi đáng sống và thịnh vượng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và đã cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng; Quyết định số 998 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thể hiện khát vọng của Nhân dân Vĩnh Phúc về sự thịnh vượng, xã hội phát triển hài hòa, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống. Đồng thời, khẳng định rõ tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đóng vai trò là một trong những cực phát triển, là hạt nhân thúc đẩy nền công nghiệp hiện đại của vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong ba cực tăng trưởng của vùng Thủ đô Hà Nội. Quy hoạch sẽ mở ra những cơ hội, không gian phát triển mới và xung lực mới để tỉnh Vĩnh Phúc phát triển trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm tỉnh.

Để đạt được những mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, tỉnh Vĩnh Phúc cần chuẩn bị kỹ lưỡng những cơ sở mang tính chất khoa học, kinh tế, tiêu chí trong việc tiếp tục định hướng để huy động các nhà đầu tư, bởi chính các nhà đầu tư sẽ là trung tâm, động lực để triển khai các công việc chuyển đổi và những ưu tiên của các nhà đầu tư phải chính là công nghệ xanh, là những cam kết của các nhà đầu tư tham gia đầu tư lâu dài, ổn định, bền vững, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh cần xây dựng các bộ tiêu chí xanh, suất vốn đầu tư, công nghệ để thu hút, lựa chọn được các nhà đầu tư chất lượng cao. Trong quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp, các đô thị, cần nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển xanh, thông minh, bền vững; chủ động tiếp cận công nghệ mới, hiện đại, đẩy nhanh việc chuyển đổi công nghệ đối với các cơ sở sản xuất lạc hậu để giảm phát thải nhà kính, kiểm soát môi trường hiệu quả. Ưu tiên phát triển, đầu tư các lĩnh vực liên quan đến môi trường, bởi 90% GDP toàn cầu chi cho giảm phát thải nhà kính và các chi phí cho môi trường. Tận dùng tốt cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của toàn cầu để tiếp tục thành công, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững hơn, vượt qua các rào cản về môi trường, phác thải trong đầu tư, thương mại, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thúc đẩy phát triển theo chuỗi đô thị xanh, văn minh. Đặc biệt, với lợi thế sẵn có, tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm có các ý tưởng, phác thảo không gian đô thị không làm nhòa đi những giá trị của tự nhiên, nhất là các ưu thế về phát triển du lịch của Tam Đảo. Chú trọng phát triển mô hình đô thị theo định hướng giao thông, mô hình quản lý thông minh trong quản lý và khai thác hạ tầng đô thị. Sớm bắt tay vào xây dựng, hình thành các chuỗi phát triển về đô thị và nông thôn và đặt tiêu chí phát triển nông thôn cả về hạ tầng, môi trường và các điều kiện khác, tạo ra các không gian đáng sống và có sự liên kết, hợp tác trong phát triển vùng đô thị với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồng. Quan tâm, xây dựng các tiêu chí cụ thể về phát triển đô thị, có các quy hoạch về đô thị ngầm, giao thông ngầm. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch, lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên lấy tự nhiên, cảnh quan tự nhiên làm nền tảng phát triển du lịch. Có các cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư du lịch, dịch vụ mang tính chiến lược để phát triển du lịch xanh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu chứng kiến Lễ trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Bản ghi nhớ đầu tư cho các dự án đầu tư lớn vào tỉnh

Đồng chí Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến trình chuyển đổ số trong tất cả các hoạt động, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Sớm chi tiết hóa, cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để quy hoạch thực sự là không gian, kiến trúc cảnh quan phát triển của đô thị Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới. Cùng với đó, tỉnh cần tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gắn kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ. Khẩn trương xây dựng lộ trình triển khai và xác định nội dung trọng tâm, tiến độ, nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án; rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, chuyên ngành, phân khu bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đề nghị tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển nhanh và bền vững. “Chìa khóa thành công của tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở khả năng khơi dậy giá trị bản sắc văn hóa, phát triển con người “tiên phong, sáng tạo, khát vọng, đổi mới”. Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phát triển thịnh vượng, là mảnh đất đáng sống, bởi tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo và khát vọng vươn lên, phát triển của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh” – Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ tin tưởng.

Tại hội nghị, Tỉnh ủy cũng Công bố Quyết định số 1314, ngày 9/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, Trung tâm được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND tỉnh; Trung tâm Nghiên cứu xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Đối ngoại và Xúc tiến viện trợ thuộc Sở Ngoại vụ. Trung tâm sẽ thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư, du lịch và tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Cũng tại hội nghị, tỉnh Vĩnh Phúc đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Bản ghi nhớ đầu tư cho các dự án đầu tư lớn vào tỉnh.

Theo Đức Hiền - Thanh Nga (vinhphuc.gov.vn)