Thứ Tư, 29/05/2013 9:49:23 (GMT+7)

Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công năm 2012 của tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là bộ chỉ số tổng hợp dựa trên thực chứng khách quan và khoa học về trải nghiệm của người dân về hiệu quả và chất lượng của công tác quản trị, điều hành hành chính nhà nước và cung ứng dịch vụ công ở cấp tỉnh.

Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công năm 2012 của tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ số PAPI tổng hợp có trọng số của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 (Ảnh Nguyễn Nam - IPA Vinh Phuc tổng hợp)

Đây là công cụ giám sát thực thi chính sách được thực hiện với sự phối hợp giữa Trung tâm Nghiên cứu  phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) – một tổ chức phi chính phủ thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Mặt trận thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Cơ cấu chỉ số PAPI gồm 6 trục nội dung là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công. Trên cơ sở 6 trục nội dung lớn, chỉ số PAPI được đánh giá thông qua 22 nội dung thành phần và 92 chỉ số thành phần.

Ở Việt Nam, nghiên cứu xây dựng chỉ số PAPI được thực hiện thí điểm vào năm 2009 tại Phú Thọ, Đà Nẵng và Đồng Tháp. Năm 2010, được triển khai nghiên cứu ở 30 tỉnh, thành phố với sự tham gia của 5.568 người dân được chọn ngẫu nhiên, tập trung vào nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác quản trị và hành chính công ở địa phương. Từ năm 2011 việc nghiên cứu, khảo sát đánh giá chỉ số PAPI được triển khai trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Riêng năm 2012, cuộc khảo sát đánh giá chỉ số PAPI được tiến hành với sự tham gia ý kiến của 13.747 người dân.

Theo Hồ sơ công bố Chỉ số PAPI năm 2012 cho thấy tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong nhóm tỉnh, thành phố có trọng số điểm trung bình cao, đạt 38,008 điểm (tăng 0,46355 điểm  so năm 2011), xếp thứ 24/63 trong toàn quốc (Biểu 1):

Tham gia của người dân ở cấp cơ sở Công khai, minh bạch Trách nhiệm giải trình với  người dân Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công Thủ tục hành chính công Cung ứng dịch vụ công
Điểm số năm 2011

5,46

5,38

5,66

5,51

6,73

6,93

Điểm số năm 2012

5,46

5,72

5,87

6,22

7,03

6,79

Biểu 1: Trục nội dung và điểm số PAPI tỉnh Vĩnh Phúc

So sánh kết quả xếp hạng năm 2011 và năm 2012 với các tỉnh, thành phố trong toàn quốc về chỉ số PAPI, Vĩnh Phúc có 04 nội dung được đánh giá cao vì có nhiều cải tiến rõ rệt trong năm 2012, gồm: Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính. Riêng Nội dung Thủ tục hành chính Vĩnh Phúc tăng 14 vị trí xếp hạng so với năm 2011 (từ 40/63 lên 26/63). Tuy nhiên, 02 nội dung Tham gia của người dân ở cấp cơ sở và Cung ứng dịch vụ công của tỉnh xếp hạng giảm. Đáng lưu ý nội dung Cung ứng dịch vụ công của Vĩnh Phúc giảm từ vị trí xếp hạng 16/63 năm 2011 xuống vị trí 34/63 năm 2012 trong toàn quốc (Biểu 2):

 

TT

Nội dung

Xếp hạng của Vĩnh Phúc năm 2011

Xếp hạng của Vĩnh Phúc năm 2012

1

Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

Xếp thứ 24

Xếp thứ 25

2

Công khai, minh bạch

Xếp thứ 41

Xếp thứ 35

3

Trách nhiệm giải trình với  người dân

Xếp thứ 24

Xếp thứ 21

4

Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công

Xếp thứ 23

Xếp thứ 17

5

Thủ tục hành chính công

Xếp thứ 40

Xếp thứ 26

6

Cung ứng dịch vụ công

Xếp thứ 16

Xếp thứ 34

 

Biểu 2: Kết quả chỉ số PAPI tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012, so sánh với năm 2011

 

Liên hệ với xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh/thành phố trong toàn quốc năm 2012 (xếp ở vị trí 43/63 – tụt 26 bậc so với năm 2011) và  đối chiếu với 6 trục Nội dung của PAPI 2012 cho thấy, chỉ số PAPI có quan hệ mật thiết với chỉ số PCI, chỉ số PAPI có ảnh hưởng thuận chiều đến việc nâng cao hay tụt hạng của chỉ số PCI.

Với kết quả ở từng nội dung cụ thể và trục nội dung xếp hạng các tỉnh/thành phố trong toàn quốc có so sánh với năm 2011 trong bảng xếp hạng của cả nước, Vĩnh Phúc đạt được ở mức độ tương đối cao. Tuy nhiên, để cải thiện chỉ số PAPI trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cần ra sức, tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của 6 nội dung, 22 Nội dung thành phần và 92 chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PAPI nêu trên.

(Tổng hợp từ Báo cáo Hiệu quả quản trị và Hành chính công

cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2011 và năm  2012)

Bùi Mỹ Linh (IPA Vinh Phuc)