Vốn FDI tiếp tục “đổ” mạnh vào công nghiệp chế tạo
Xu hướng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục “đổ” mạnh vào các ngành chủ đạo như công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn bán lẻ.
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2015 do Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) công bố.
Theo đó, trong tháng 6/2015, vốn FDI đăng ký và cấp mới là 1,19 tỷ USD, đưa tổng giá trị đăng ký và cấp mới lên 5,49 tỷ USD kể từ đầu năm, tương đương với 80,2% cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, vốn FDI đăng ký mới là 3,83 tỷ USD tính từ đầu năm 2015, tương đương 79% cùng kỳ 2014; vốn FDI cấp bổ sung là 1,65 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, tương đương 83% cùng kỳ năm 2014. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân tổng cộng 6,3 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2014.
Theo số liệu trước đó của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 338 dự án đầu tư đăng ký mới và 190 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 4,18 tỷ USD, chiếm 76,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 11 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 465,5 triệu USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa với 119 dự án đầu tư mới và 26 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 276,5 triệu USD; chiếm 5% tổng vốn đầu tư.
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt