Thứ Sáu, 04/09/2015 16:01:51 (GMT+7)

Tổng quan tình hình kinh tế trong nước và thế giới 8 tháng qua

Nhập khẩu tăng cao nhất từ năm 2011 tới nay: 8 tháng đầu năm tăng 16% so cùng kỳ 2014, trong khi xuất khẩu tăng thấp (chỉ tăng 9% so với cùng kỳ 2014); nhập siêu ước khoảng 3,3 tỷ USD.

1. Kinh tế thế giới.

– Kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp: Kinh tế Mỹ, ASEAN-5 tăng trưởng trong lúc nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm tác động mạnh tới kinh tế thế giới.

– Giá dầu suy giảm xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008: dầu WTI xuống mức khoảng 38USD/thùng ngày 24/8, dầu Brent là 42USD/thùng. Nguyên nhân chủ yếu được đánh giá vẫn cung vượt cầu khoảng hơn 1,5 triệu thùng/ngày. Ngày 28/8, giá dầu thế giới có sự hồi phục mạnh mẽ, tăng hơn 10% trong vòng 1 ngày lên mức 42USD/thùng đối với dầu WTI và 47USD/thùng đối với dầu Brent.

– Việc điều chỉnh giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã có tác động đến việc giảm giá mạnh của đồng tiền của nhiều nước (Ringgit của Malaysia; đô la của Australia và New Zealand; Won Hàn Quốc, baht Thái Lan, đồng Việt Nam…) Tuy nhiên một số đồng tiền chủ chốt có xu hướng tăng giá so với đồng USD tháng 7/2015 như Euro và yên Nhật. Dự báo trong thời gian tới đồng USD tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền khác do thị trường tiền tệ thế giới đang có biến động lớn sau sự kiện NHTW Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ khiến các nhà đầu tư có thể có những điều chỉnh sang lựa chọn các đồng tiền có mức độ ổn định hơn như USD.

2. Kinh tế trong nước

Kinh tế vĩ mô tháng 8/2015 tiếp tục duy trì đà phục hồi ở hầu hết các chỉ số, Cụ thể:

– Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2015 tăng 9,9% (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,3%).

– Nhập khẩu tăng cao nhất từ năm 2011 tới nay: 8 tháng đầu năm tăng 16% so cùng kỳ 2014, trong khi xuất khẩu tăng thấp (chỉ tăng 9% so với cùng kỳ 2014); nhập siêu ước khoảng 3,3 tỷ USD.

– Trong 8 tháng đầu năm 2015, thu hút và giải ngân FDI đều tăng trưởng mạnh, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2015 (tăng lần lượt ở mức 30,4% và 7,6% so với cùng kỳ năm 2014). Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng đạt khá, ở mức 132 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% kế hoạch năm và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014.

– CPI tháng 8/2015 giảm 0,07% so với tháng trước, tăng 0,61% so với thời điểm tháng 12/2014, tính chung 8 tháng CPI đã tăng 0,83% so với cuối năm 2014.

– Tỷ giá VND/USD trong tháng 8/2015 được NHNN điều chỉnh khá mạnh, tổng cộng điều chỉnh thêm 1% tỷ giá tham chiếu, nâng biên độ giao dịch lên 3%, như vậy đã vượt qua mục tiêu phá giá 2% từ đầu năm 2015. Trên thị trường những ngày cuối tháng 8/2015, tỷ giá gần như được giao dịch ở mức trần 22,800VND/USD, tạo sức ép lên chính sách duy trì tỷ giá của NHNN.

– Cùng chung xu hướng với TTCK thế giới, TTCK Việt Nam đã giảm mạnh trong tháng 8. Tính đến ngày 28/8/2015, chỉ số VN-Index đạt 568,14 điểm, giảm 8,5% so với cuối tháng 7 và tăng 11,5% so với cuối năm 2014. Mức vốn hóa thị trường đến cuối ngày 24/8 đạt khoảng 1.151 nghìn tỷ đồng, giảm 14% so với cuối tháng 7 và tương đương 29,2% GDP năm 2014.

8 tháng, tín dụng đã tăng 9,31%

Trong khi tín dụng tăng khá mạnh thì huy động vốn vẫn giữ ở mức độ khá ổn định. Cụ thể, tính đến 20/8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 7,26% (cùng kỳ năm 2014 tăng 7,92%). Tổng phương tiện thanh toán ước tăng 7,22% (cùng kỳ năm 2014 tăng 8,46%).

Trong tháng, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND tương đối ổn định so với tháng trước. Lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định.

Mặc dù vậy, theo cảnh báo của các chuyên gia, nếu NHNN không thận trọng, lãi suất sẽ nóng dần lên và tạo lập mặt bằng mới.

Về tỷ giá, ngay sau khi NHNN nới biên độ và tăng tỷ giá thêm 1% từ 19/8, thị trường có lúc căng thẳng song gần một tuần qua đã hạ nhiệt mạnh sau khi Thống đốc NHNN họp lãnh đạo các ngân hàng thương mại, khẳng định sẽ không tiếp tục điều chỉnh tỷ giá đến cuối năm.

Chính sách tài chính mới có hiệu lực trong tháng 9/2015

Từ 1/9, khám chữa bệnh ngày nghỉ, lễ được hưởng BHYT; hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; áp dụng quy định mới về phát hành TPCP trong nước; tăng một số loại phí công chứng… là một số chính sách tài chính mới sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 9/2015.

Nhiều chính sách kinh tế sát sườn có hiệu lực từ 1/9

Sửa đổi căn bản chính sách thuế với hộ kinh doanh

Khẩn trương hoàn thiện cơ chế kinh doanh trò chơi có thưởng

Tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn

Quy định mới về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, trường hợp vì lý do khách quan, năm học 2012-2013, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập mới nộp hồ sơ đề nghị được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với năm học 2010-2011; 2011-2012: Các địa phương chỉ xem xét giải quyết đối với các trường hợp nộp đơn đề nghị miễn, giảm học phí kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết trước ngày 31/12/2012 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.

Trường hợp vì lý do khách quan, năm học 2014-2015, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập mới nộp hồ sơ đề nghị được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với năm học 2013-2014; 2014-2015: Các địa phương, các cơ sở giáo dục chỉ xem xét giải quyết đối với các trường hợp nộp đơn đề nghị miễn, giảm học phí kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết trước ngày 31/12/2015 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.

Mức bồi dưỡng cụ thể cho giáo viên quốc phòng, an ninh

Từ ngày 1/9/2015, Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bắt đầu có hiệu lực.

Theo hướng dẫn, giảng viên thuộc trung tâm GDQP&AN được bổ nhiệm chức vụ quản lý có nghĩa vụ trực tiếp giảng dạy theo tỉ lệ % định mức giờ chuẩn giảng dạy cả năm của chức danh giảng viên như sau:

Giám đốc: 10% (Trung tâm có 20.000 sinh viên/năm trở lên), 15% (Trung tâm có dưới 20.000 sinh viên/năm). Phó giám đốc: 15% (Trung tâm có 20.000 sinh viên/năm trở lên), 20% (Trung tâm có dưới 20.000 sinh viên/năm).

Trưởng phòng: 30% (Trung tâm có 20.000 sinh viên/năm trở lên), 35% (Trung tâm có dưới 20.000 sinh viên/năm). Phó trưởng phòng: 35% (Trung tâm có 20.000 sinh viên/năm trở lên), 40% (Trung tâm có dưới 20.000 sinh viên/năm).

Từ 1/9, khám chữa bệnh ngày nghỉ, lễ được hưởng BHYT

Liên Bộ Y tế – Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC, sửa đổi khoản 5, điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC. Theo đó, Thông tư 16 bỏ quy định cơ sở y tế quá tải mới được khám chữa bệnh BHYT vào thứ bẩy, chủ nhật. Cụ thể, nội dung được điều chỉnh từ “Trường hợp cơ sở y tế quá tải, có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ phải thông báo cho tổ chức BHXH để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện”, sang “Trường hợp cơ sở y tế có tổ chức khám, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ phải thông báo cho tổ chức BHXH để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện”.

Thông tư 16 mới ban hành, cơ sở y tế nào có tổ chức khám chữa bệnh vào ngày nghỉ, lễ nếu có thông báo trước cho BHXH, người bệnh cũng sẽ được hưởng BHYT. Các quy định khác kèm theo vẫn như quy định tại Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC.

Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2015.

Tăng một số loại phí công chứng từ ngày 29/9

Liên Bộ Tài chính – Tư pháp vừa ban hành Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP. Theo quy định tại thông tư này, mức phí công chứng hợp đồng uỷ quyền sẽ được nâng từ 40.000 đồng/trường hợp lên 50.000 đồng/trường hợp. Nâng từ 20.000 đồng/trường hợp lên 25.000 đồng/trường hợp đối với công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. Công chứng di chúc được nâng thêm 10.000 đồng/trường hợp thành 50.000 đồng/trường hợp.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP còn bổ sung phí công chứng bản dịch là 50.000 đồng/trang đối với bản dịch thứ nhất…

Phí chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là 10.000 đồng/trường hợp.

Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/9/2015.

Vàng SJC đảo chiều tăng giá

Sau hai phiên đi xuống, với mức giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC đã đảo chiều tăng khoảng 100.000 đồng/lượng trong phiên sáng nay.

Sáng 21/8, giá vàng tăng thêm 250.000 đồng/lượng

Lúc 9h sáng nay 28/8, giá vàng SJC tại Hà Nội được một số doanh nghiệp vàng lớn niêm yết giao dịch ở mức 34,02 triệu đồng/lượng (mua vào) – 34,22 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và 34,03 triệu đồng/lượng – 34,22 triệu đồng/lượng đối với giao dịch bán buôn. Các mức giá này tăng hơn 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Mở cửa thị trường phiên sáng nay, giá vàng SJC giữ nguyên hiều qua mức chốt clà 33,9 triệu đồng/lượng – 34,1 triệu đồng/lượng, sau đó giảm 100.000 đồng, còn 33,8 triệu đồng/lượng – 34 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau đó giá vàng được điều chỉnh tăng lên mức 34 triệu đồng/lượng – 34,2 triệu đồng/lượng.

Tại TPHCM, giá vàng miếng SJC ở TPHCM niêm yết giao dịch ở mức 33,75 triệu đồng/lượng – 34,25 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so với lúc đóng cửa thị trường hôm qua. Đến hơn 9h, giá vàng tại đây tăng mỗi chiều 100.000 đồng/lượng và 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua, lên mức 33,85 triệu đồng/lượng – 34,3 triệu đồng/lượng.

Sau hai phiên đi xuống, với mức giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC đã đảo chiều tăng khoảng 100.000 đồng/lượng trong phiên sáng nay.

Hiện giá vàng thế giới quy đổi là 30,66 triệu đồng/lượng, đang thấp hơn giá trong nước 3,5 triệu đồng mỗi lượng.

Tại thị trường ngoại tệ, sau những phiên “tăng nóng” kịch trần vừa qua, giá USD đã tạm “lắng xuống”. Phiên sáng nay, giá USD được các ngân hàng niêm yết dưới mức trần: Vietcombank giao dịch ở mức 22.460 VND (mua vào) – 22.520 VND (bán ra), giữ nguyên so với hôm trước; ACB niêm yết ở mức 22.430 VND-22.510 VND; giá USD tại Sacombank là 22.400 VND-22.520 VND…

Trở lại với thị trường vàng, trên thế giới, giá vàng giao tháng 12 đang có biên độ tăng hơn 4 USD, giao dịch lên mức 1.129,7 USD/ounce.

Phiên hôm qua 27/9, giá vàng giảm hướng đến tuần giảm giá mạnh nhất từ tháng 3, khi số liệu kinh tế, việc làm tích cực của Mỹ đẩy chứng khoán và USD tăng.

Trong đó, giá vàng giao tháng 12/2015 trên sàn Comex giảm 2 USD, tương ứng 0,2%, xuống 1.122,6 USD/ounce. Sự sụt giảm trong tuần này đã xóa sạch mức tăng của giá vàng trong tuần trước.

Chứng khoán Mỹ tăng và USD đi lên sau khi số liệu cho thấy kinh tế Mỹ trong quý II/2015 tăng trưởng nhanh hơn dự tính ban đầu và số đơn xin trợ cấp việc làm tuần qua giảm mạnh hơn dự đoán.

Theo Báo Vĩnh Phúc/Tạp chí Tài chính