Hiệp định TPP là gì?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt TPP) là một trong những hiệp định tham vọng nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia kinh tế, TPP chính là con đường để mở ra tương lai tăng trưởng mạnh mẽ cho các nước tham gia.
Vậy, TPP là gì? Lịch sử hình thành ra sao?
Chính xác TPP là gì?
TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài ra các nước Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP.
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm hay an toàn lao động…
Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.
Các lĩnh vực trong Hiệp định TTP
– Thương mại điện tử
– Dịch vụ xuyên biên giới
– Thuế
– Môi trường
– Dịch vụ tài chính
– Sở hữu trí tuệ
– Chi tiêu công của chính phủ
– Đầu tư
– Lao động
– Pháp luật
– Giải quyết tranh chấp
– Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
– Kiểm dịch thực phẩm
– Viễn thông
– Dệt may
– Bồi thường thiệt hại thương mại
Những lợi ích khi tham gia TPP
– Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.
– Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.
– Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.
– Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản…
– Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.
– Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm.
Lịch sử hình thành và các mốc quan trọng
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt