Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan tỉnh táo về tác động của TPP, EVFTA
Đó là khẳng định của đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm TPP và EVFTA.
Tại Hội thảo “Việt Nam nắm bắt cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” do Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng nay (15/6) tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc VCCI khẳng định, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam đã biết về TPP và EVFTA tại thời điểm này cao, và tỷ lệ doanh nghiệp biết tương đối/biết rõ cũng đang tăng lên nhanh chóng.
Điều đáng mừng hơn là cùng với số lượng doanh nghiệp biết về TPP và EVFTA ngày càng gia tăng , nhưng các doanh nghiệp lạc quan một cách tỉnh táo về các tác động, về cơ hội, khó khăn của các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
“VCCI đã tiến hành điều tra trong tháng 4/2016 với 1.500 doanh nghiệp và nhận được phản hồi của 250 doanh nghiệp, cho thấy một thực tế là doanh nghiệp đã sẵn sàng hơn cho TPP và EVFTA so với thời gian trước, kèm theo đó là hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị khá cụ thể cho sân chơi thương mại mới mà các FTA mang lại”, bà Trang nói.
3 vấn đề được các doanh nghiệp chuẩn bị nhiều nhất cho các FTA, cụ thể là TPP và EVFTA bao gồm: Chất lượng sản phảm, Tận dụng công nghệ và Tiếp cận các thị trường mới.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, 3 vấn đề doanh nghiệp ít tập trung hơn cả lại thuộc về: Chuyển đổi sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng, Đào tạo tay nghề cho công nhân để đạt chuẩn lao động quốc tế và Tham gia vào chuỗi sản xuất, lĩnh vực sản xuất mới.
Tập hợp hông tin từ đại diện cộng đồng doanh nghiệp, VCCI cũng cho biết, các doanh nghiệp có thể chưa đủ sẵn sàng cho TPP, EVFTA cũng xuất phát từ thực tế các cam kết trong TPP, EVFTA
Không hề dễ đọc, dể hiểu và chuẩn bị, do cam kết quá phức tạp về nội dung với 30 Chương, 1.200 trang văn bản, ngôn ngữ hàn lâm, rất nhiều thỏa hiệp.
Thêm vào đó, dù hướng dẫn từ phía cơ quan Nhà nước tuy đã có nhưng quá ít ỏi. Cơ quan Nhà nước mới chỉ có tóm tắt ngắn về EVFTA, tóm tắt mang tính chính sách một vài Chương của TPP. Còn từ phía VCCI, các Hiệp hội ngành hàng, dù đã rất cố gắng nhưng mới có cuốn tóm lược về TPP, chưa có các hướng dẫn TPP trong các lĩnh vực cụ thể.
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt