40 DN Đan Mạch tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Bộ trưởng Thương mại và Hợp tác Phát triển Đan Mạch, ngài Mogens Jensen sẽ đến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 19 – 22/1/2015.
Cùng đi với Bộ trưởng ngài Mogens Jensen sẽ có hơn 40 doanh nhân Đan Mạch trong lĩnh vực Thực phẩm, Khí hậu và Năng lượng muốn tìm kiếm sự hợp tác với các công ty Việt Nam.
Mục đích chính của chuyến thăm là củng cố mối quan hệ đối tác tốt đẹp và quan hệ thương mại tích cực hai nước. Trọng tâm của chuyến thăm là những cuộc hội đàm cấp cao và các cuộc gặp gỡ tiếp xúc nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại.
Trong đó đáng chú ý là cuộc gặp gỡ với Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng về hợp tác giữa hai nước; Làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh về các vấn đề đầu tư, thương mại và một số trường hợp kinh doanh cụ thể.
Họp với Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng về các vấn đề thương mại chung; Đặc biệt, trong ngày 19/1, Hội thảo doanh nghiệp Việt Nam – Đan Mạch và Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Kể từ năm 1994, Đan Mạch đã hỗ trợ phát triển cho Việt Nam 1,3 tỷ USD. Qua sự hỗ trợ này, Đan Mạch đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội diễn ra ở Việt Nam. Trong năm 2014-2015, Đan Mạch sẽ giải ngân 90 triệu USD hỗ trợ phát triển không hoàn lại cho Việt Nam. Các lĩnh vực chính mà Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam bao gồm Tăng trưởng Xanh, Biến đổi Khí hậu, Phát triển khu vực Tư nhân, Nước sạch và vệ sinh, Văn hóa và Quản trị công.
Cho đến nay, Đan Mạch là nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất trong cộng đồng châu Âu đối với Việt Nam. Đan Mạch chiếm 25% tổng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của toàn bộ EU.
Thương mại hai chiều giữa Đan Mạch và Việt Nam đã phát triển tích cực kể từ năm 2009 với mức tăng trưởng lên đến 75%. Xuất khẩu hàng hóa của Đan Mạch vào Việt Nam tăng 13.9% trong 9 tháng đầu năm 2014 so với cùng thời kỳ của năm 2013.
Về đầu tư, hiện có hơn 130 công ty Đan Mạch đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Công ty Đan Mạch chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: đồ gỗ và dệt may, năng lượng hiệu quả và môi trường (công nghệ sạch), công nghệ thông tin và truyền thông, đồ điện tử và phần mềm, cận tải và hậu cần (đường biển), thực phẩm và an toàn thực phẩm, sức khỏe…
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt