Cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư trong Khu công nghiệp đối với trường hợp gắn liền với việc thành lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh, có vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Cơ quan chủ trì giải quyết

Ban QLCKCN

Thời gian và trình tự giải quyết

Tổng thời gian (ngày làm việc) không quá: 10 ngày; cụ thể như sau:

a) Ban tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án FDI theo quy định (nếu Nhà đầu tư có hồ sơ xin Khắc dấu, đăng ký mẫu dấu; Đăng ký thuế đồng thời với xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Ban có trách nhiệm tiếp nhận), chuyển đến Ban Quản lý các Khu công nghiệp giải quyết; thời gian 01 ngày.

b) Ban Quản lý các Khu công nghiệp: Nhận hồ sơ, thẩm định, tổ chức lấy ý kiến các Sở, ngành liên quan đến dự án đầu tư (nếu có). Ban Quản lý các Khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đầu tư chuyển kết quả đến Ban để trả cho Nhà đầu tư; thời gian: Dự án đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư 08 ngày.

Trường hợp dự án theo quy định phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành trung ương; dự án phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư; trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp có trách nhiệm đề xuất văn bản gửi lấy ý kiến và liên hệ hoặc làm việc trực tiếp các Bộ, ngành liên quan để sớm có kết quả.

Các Sở, ngành; cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tham gia ý kiến và chuyển kết quả về Ban Quản lý các Khu công nghiệp; thời gian 07ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Ban Quản lý các Khu công nghiệp.

Đối với hồ sơ của Nhà đầu tư xin Khắc dấu, đăng ký mẫu dấu; Đăng ký thuế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp có trách nhiệm giải quyết theo mô hình một cửa liên thông tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chuyển kết quả đến Ban để trả cho Nhà đầu tư cùng với Giấy chứng nhận đầu tư.

c) Ban nhận và trả kết quả cho Nhà đầu tư tại Ban; thời gian 01 ngày. Đối với những dự án có quy mô lớn hoặc có ý nghĩa quan trọng về thu hút đầu tư của tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với Ban để tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà đầu tư.

Các thành phần hồ sơ

1. Bản đăng ký/ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu: Phụ lục I-2; I-3 tại Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH, ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;

3. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);

4. Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư;

5. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (trường hợp thành lập tổ chức kinh tế liên doanh với nhà đầu tư trong nước);

6. Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan, bao gồm:

-  Dự thảo Điều lệ Công ty;

-  Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty hợp danh), danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần;

-  Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh có ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định);

-  Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các cá nhân khác theo quy định tại khoản 13, Điều 4 của Luật doanh nghiệp đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần nếu Công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

-  Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH một thành viên, kèm theo Danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo uỷ quyền;

-  Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

7. Biên bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê địa điểm, nhà xưởng giữa nhà đầu tư và chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, hoặc doanh nghiệp có nhà xưởng cho thuê trong KCN (trong trường hợp nhà đầu tư thuê lại nhà xưởng của một doanh nghiệp có nhà xưởng cho thuê trong KCN, cần nộp bản sao hợp lệ giấy CNĐT của doanh nghiệp cho thuê nhà xưởng có thể hiện mục tiêu kinh doanh nhà xưởng).

Số lượng hồ sơ: 02 bộ, (01 gốc, 01 chính)

Các biểu mẫu

Cơ sở pháp lý

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 do Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005;

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005;

- Nghị định số108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính Phủ hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

- Quyết định số 1088/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Chính phủ về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.

  • Trang thông tin xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

    Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

    Địa chỉ: Số 40 đường Nguyễn Trãi, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Email: investvinhphuc@gmail.com, Điện thoại: (+84).211.3.862.480

    Giấy phép số 49/GP-TTĐT ngày 13/4/2020, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc