Dự thảo Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn
Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 26/02/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng Đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vaitrò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới”,thay thế cho 03 nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết số 97/NQ-CP.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, rà soát hệ thống cơ chế, chính sách, quy định pháp luật hiện hành, xây dựng dự thảo Đề án. Đồng thời, đã có văn bản đề nghị 17 tập đoàn, tổng công ty cung cấp thông tin phục vụ việc xây dựng Đề án.
Theo dự thảo Đề án, về đối tượng nghiên cứu, theo yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ được giao, đối tượng của Đề án là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế (TĐKT), Tổng công ty (TCT) nhà nước. Đề án chủ yếu tập trung vào đối tượng là 17 TĐKT, TCT có quy mô lớn, hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, bao gồm năng lượng, công nghiệp, tài chính, nông nghiệp, viễn thông, kết cấu hạ tầng.
Về phạm vi nghiên cứu, do phạm vi của Đề án rất rộng, đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn chiến lược sắp tới đang được lấy ý kiến. Vì vậy, Đề án tập trung phân tích và đưa ra giải pháp đối với 17 TĐKT, TCT. Đối với phần giải pháp, Đề án tập trung đưa ra những giải pháp chung cho toàn bộ DNNN quy mô lớn, trong đó có đưa ra các giải pháp phát triển doanh nghiệp dẫn dắt trong 03 lĩnh vực lựa chọn có tính chất mũi nhọn trong bối cảnh mới là năng lượng, viễn thông và công nghiệp quốc phòng.
Về không gian và thời gian, Đề án tập trung chủ yếu vào các TĐKT, TCT nhà nước ở cấp Trung ương. Các số liệu và chính sách trong Đề án được đánh giá chủ yếu trong giai đoạn 03 năm từ năm 2017-2019. Các kiến nghị, giải pháp cho giai đoạn sắp tới, để phục vụ hoạch định chính sách đến năm 2030./.
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt