Đưa dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của Doanh nghiệp nhỏ và vừa” đến gần hơn với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 24/9/2020, tổ công tác thực hiện dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-VASI và Trung tâm Nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đợt khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá năng lực sơ bộ, xếp hạng và phân tích khả năng tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng khung cơ sở dữ liệu doanh nghiệp.
Dự án Kết nối Doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do USAID tài trợ được thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2023, với mục tiêu củng cố mối quan hệ nhà cung cấp – bên mua giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các mục tiêu cơ bản của dự án gồm: Nâng cao năng lực của các SME Việt Nam để tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong 5 lĩnh vực và Tăng cường khung liên kết kinh doanh giữa các SME Việt Nam và các công ty nước ngoài. Dự án USAID LinkSME với ngân sách 22 triệu đô la sẽ cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc giúp các công ty đa quốc gia giảm chi phí khi tìm các nhà cung cấp tại Việt Nam đồng thời là cơ hội lớn để phát triển DNVVN Việt Nam.
Các doanh nghiệp và một số tổ chức có liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đăng ký tham gia dự án với một số nội dung như đào tạo cho các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp và doanh nghiệp về kỹ năng kết nối thị trường, quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng đầu tư…; Giới thiệu dự án và các cơ hội hợp tác kết nối với các tập đoàn cung ứng quốc tế, các quỹ đầu tư về M&A, được cung cấp nhiều hơn các cơ hội kết nối thực sự cho cộng đồng DNNVV.
Trong đợt tham gia thực tế lần này, đoàn chuyên gia trực tiếp khảo sát tại Công ty BIG CNC Việt nam và Công ty TNHH SSP MOULDING Việt Nam tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Những yếu tố như quản lý chất lượng, vốn đầu tư, nguồn lao động, dây chuyền công nghệ là những vấn đề được trao đổi và đánh giá kỹ càng trong quá trình khảo sát, đặc biệt là khi các đối tác nước ngoài tham quan dây chuyền sản xuất sẽ đánh giá cao về năng lực doanh nghiệp từ đó lựa chọn hợp tác.
Các tin khác:
- Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI 2023
- Vĩnh Tường: Nỗ lực huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm tăng 2,95% so với cùng kỳ
- Phát huy giá trị nông sản chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An kiểm tra thực tế một số công trình, dự án, vụ việc trên địa bàn tỉnh