Đánh giá chỉ số niềm tin và ảnh hưởng Covid-19 tới nhà đầu tư Đức tại Việt Nam
Từ ngày 24/03 – 02/04/2020 Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức, World Business Outlook (AHK WBO) – tiến hành cuộc khảo sát đánh giá chỉ số niềm tin và ảnh hưởng COVID-19 tới nhà đầu tư Đức tại Việt Nam.
Với sự tham dự của hơn 3.500 công ty Đức và các đối tác của họ trên toàn thế giới. AHK WBO là tiếng nói của các doanh nghiệp Đức tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các doanh nghiệp Đức bày tỏ sự quan ngại về những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới tình hình sản xuất và kinh doanh của họ tại Việt Nam nhưng vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trong trung hạn của Việt Nam. Các chỉ số tại Việt Nam đều cao hơn hẳn mức trung bình của các chỉ số này tại Đông Nam Á.
- 82% nhà đầu tư Đức buộc phải giảm mục tiêu tăng trưởng doanh thu của mình trong năm tài khóa 2020 do COVID-19, mặt khác 59% trong số họ vẫn khẳng định sự ổn định trong phát triển chung của doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Trong trung hạn: 72 % doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và 27% trong số họ sẽ tiếp tục tuyển dụng.
- Nhu cầu thị trường và chính sách kinh tế là những yếu tố thách thức chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đức trong vòng 12 tháng tới.
Thực trạng tình hình kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp Đức năm 2020
- 14% các công ty Đức nhận định tình hình doanh nghiệp mình sẽ xấu đi vào năm 2020.
- 59% kỳ vọng rằng các hoạt động và tình hình tài chính của công ty họ vẫn ổn định trong năm nay.
- Chỉ 27% đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại ở Việt Nam vẫn tốt trong năm 2020 (chỉ số này trong khảo sát năm 2019 là 77%). Chỉ số trung bình của Đông Nam Á năm nay chỉ đạt 21%
Kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021
- 43% các công ty Đức cảm nhận được những ảnh hưởng mà đại dịch coronavirus gây ra cho nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn, mặc dù kinh tế Việt Nam đang có những tiến triển thuận lợi.
- Chỉ có 20% doanh nghiệp Đức lạc quan với sự phát triển kinh tế trong trung hạn tại Việt Nam.
- Việc triển khai các gói viện trợ là điều cần thiết đối với Việt Nam nhằm giảm thiểu tác động của coronavirus. Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam đã có những hành động quyết đoán và mạnh mẽ chống lại tác động của cuộc khủng hoảng corona. Các biện pháp này nên được thực hiện càng nhanh càng tốt để chống lại tác động tiêu cực do đại dịch Corona đồng thời giúp nền kinh tế sớm trở lại tăng trưởng.
Kỳ vọng của doanh nghiệp Đức về sự phát triển của doanh nghiệp mình trong năm 2021
So với các công ty Đức khác trong ASEAN, các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam có quan điểm và kỳ vọng lạc quan trong năm tới, 2/3 số người được hỏi tin rằng tình hình kinh doanh của họ sẽ ổn định và thậm chí sẽ tốt hơn vào năm 2021.
Khủng hoảng coronavirus và những ảnh hưởng kinh tế đến các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam
Theo như kết quả khảo sát, 82% doanh nghiệp Đức đều đồng loạt hạ thấp mức doanh thu do ảnh hưởng bởi COVID-19.
- 9% xác nhận doanh thu của họ sẽ giảm sâu hơn 50%.
- Hơn 63% nhận định sự sụt giảm doanh thu sẽ nằm ở mức từ 10 – 50%.
- Theo kết quả khảo sát, hầu hết các công ty Đức tại Việt Nam đều cảm nhận những tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ do đại dịch coronavirus.
- Ảnh hưởng tiêu cực của virus, đặc biệt là trong:
- Hạn chế đi lại (86%); Gián đoạn chuỗi cung ứng (59%); Hủy hợp đồng (55 %) 50% doanh nghiệp đang sắp xếp lại các dự định đầu tư mới của họ do sự bùng phát của coronavirus.
Dự định đầu tư và tuyển dụng năm 2021
- 72% các công ty Đức tại Việt Nam có ý định tiếp tục đầu tư vào Việt Nam và 27% tiếp tục tuyển dụng thêm.
- Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài cũng như chuẩn bị cho FTA sắp tới giữa EU và Việt Nam có hiệu lực vào mùa hè này. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và thu hút nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam
Nhu cầu giảm mạnh và chính sách kinh tế là những thách thức đối với doanh nghiệp Đức tại Việt Nam
- 68% doanh nghiệp cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ làm giảm mạnh nhu cầu của thị trường, qua đó gây thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp của họ tại Việt Nam.
- 59% doanh nghiệp Đức nhận định chính sách kinh tế tại Việt Nam sẽ là một thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp họ trong vòng 12 tháng tới.
- Những yếu tố khác như tài chính, hạ tầng cơ sở và thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao cũng là những yếu tố gây lo ngại cho tình hình doanh nghiệp Đức trong trung hạn tại Việt Nam.
Tại Vĩnh Phúc, số lượng các doanh nghiệp Đức đầu tư trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, song tỉnh vẫn luôn chú trọng và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, cơ chế chính sách để thu hút làn sóng đầu tư của Đức sau khi hiệp định Thương mại tự do EVFTA được ký kết. Năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư và ký biên bản hợp tác ghi nhớ hợp tác với phòng Công nghiệp và Thương mại Đức, để hỗ trợ tỉnh trong công tác thu hút các nhà đầu tư từ thị trường có vốn và công nghệ cao này.
Sau đại dịch Covid- 19, tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh có bệnh nhân ca nhiễm Covid- 19 đầu tiên, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh, Vĩnh Phúc đã khống chế thành công đại dịch, tạo môi trường sống an toàn cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc sẽ là một trong số những tỉnh được nhà đầu tư Đức lựa chọn sau đại dịch Covid-19, theo thông tin của Đại diện phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam./.
Các tin khác:
- Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Chỉ số xanh cấp tỉnh PGI 2023
- Vĩnh Tường: Nỗ lực huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm tăng 2,95% so với cùng kỳ
- Phát huy giá trị nông sản chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An kiểm tra thực tế một số công trình, dự án, vụ việc trên địa bàn tỉnh