Nhà đầu tư Trung Quốc tiến quân vào “ngành chế tạo Việt Nam”
“Ngành chế tạo Việt Nam” có thực sự hấp dẫn? Ít nhất trên trên phương diện và góc nhìn của các nhà đầu tư Trung Quốc thì trị trường Việt Nam là một miền đất hứa đầy tiềm năng không thể bỏ qua. Hãng thông tấn Reuters gần đây cũng đã chú ý đến những động thái tích cực của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam.
Từ ngành dệt may, sản xuất giày đến sản xuất giấy và đồ nội thất
Hãng thông tấn Reuters cho biết, các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đang không ngừng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, những doanh nghiệp này hy vọng có thế tận dụng được cơ hội kiếm tiền từ việc đầu tư vào nước láng giềng Đông Nam Á.
Trong bản báo cáo của hãng thông tấn Reuters cũng chỉ rõ nguồn vốn Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam năm 2015 đã tăng gấp hai lần so với năm 2014 và đạt 744 triệu USD, trong đó có 80% là được đầu tư vào nửa cuối năm 2015, ngay khi Việt Nam hoàn thành ký kết tham gia hiệp định TPP và FTA. Đến năm 2016, chỉ trong 9 tháng đầu năm, lượng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2015, đạt đến 1 tỷ USD.
Trả lời hãng thông tấn Reuters, Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, trong năm nay đã có 30 doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam “Rất nhiều công ty đồ nội thất gỗ Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi về thuế. Họ đều đã nắm rõ những chính sách ưu đãi và thuế quan của Việt Nam”.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có rất nhiều các hiệp định thương mại tự do khác, bao gồm cả các ưu đãi hỗ trợ riêng dành cho các nhà đầu tư hàng đầu Hàn Quốc như Samsung và LG. Việt Nam còn là thành ASEAN vì thế cũng được hưởng một loạt các ưu đãi tự do thương mại như các thành viên khác của khu vực 10 quốc gia ASEAN, cộng với các thỏa thuận song phương với nhiều nền kinh tế khác, như Trung Quốc.
Nguyễn Chiến Thắng , Giám đốc Công Ty TNHH Scansia Pacific – một nhà cung cấp cho gã khổng lồ Thụy Điển IKEA cũng đã thấy sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc trong ngành đồ gỗ nội thất. Ông ước tính một phần ba trong số khoảng 500 doanh nghiệp chế biến gỗ nước ngoài tại Việt Nam đến từ Trung Quốc và Đài Loan, chính điều này đã làm gia tăng sự cạnh tranh cho công ty Scansia Pacific của ông. Theo ông Nguyễn Chiến Thắng thì một trong những nguyên nhân thu hút đầu tư của Việt Nam là nhân công giá rẻ, hiện tại, nhân công tại Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3 giá nhân công tại Trung Quốc. Bên cạnh đó là những ưu đãi về thuế quan.
Theo hãng thông tấn Reuters, phần lớn các dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là vào ngành dệt may, điều này có liên quan đến Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào Mỹ (sau Trung Quốc), Việt Nam cung cấp các nhãn hiệu như Nike, Adidas, Zara, Armani, và Lacoste. Bộ Thương mại Hoa Kỳ ước tính đến năm 2025 lượng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sẽ chiếm đến 45% trên tổng số lượng nhập khẩu dệt may của Mỹ, tương đương với 16,4 tỷ USD; trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến sẽ sụt giảm 45% tương ứng với 23.7 tỷ USD.
Theo như yêu cầu của hai Hiệp định này, thì doanh nghiệp dệt may phải lấy toàn bộ nguồn nguyên vật liệu từ nước sở tại. Điều này đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là một điểm thuận lợi, vì từ đó họ có thể yên tâm về chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.
Để đón đầu cho Hiệp định TPP, Tập đoàn Dệt Texhong chuyên sản xuất và tiêu thụ các loại sợi vải cao cấp của Trung Quốc đã xây dựng một nhà máy sợi 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Hải Yên – Móng Cái – Quảng Ninh, một Dự án hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà với vốn đăng ký là 450 triệu USD và chuẩn bị đầu tư thêm vào ngành công nghiệp phụ trợ với số vốn ước tính khoảng 640 triệu USD.
Mặt khác, các công ty đầu tư Trung Quốc và Đài Loan cũng tạo không ít công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam, giải quyết vấn đề lao động dư thừa nan giải ở các quốc gia có nguồn lao động trẻ như Việt Nam. Người lao động có thể dễ dàng tìm được một công việc có chế độ đãi ngộ tương đối tốt tại các công ty Trung Quốc, Đài Loan đang đầu tư tại Việt Nam./.
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt