Hết tháng 6/2016: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 162,57 tỷ USD
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 6/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 162,57 tỷ USD, tăng 2,4%, tương ứng hơn 3,76 tỷ USD so với cùng kỳ; thặng dư gần 1,7 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 82,13 tỷ USD, tăng 5,7% tương ứng tăng gần 4,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó giá trị xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 57,34 tỷ USD, tăng 8,9% tương ứng gần 4,69 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm 69,8% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Tổng cục Thống kê đánh giá cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 45,5% (tăng 0,2 điểm phần trăm); nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 5,1% và chiếm 40,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm); nhóm hàng nông, lâm sản tăng 7,8% và chiếm 10,1% (tăng 0,2 điểm phần trăm); hàng thủy sản tăng 4,4% và chiếm 3,7% (giảm 0,1 điểm phần trăm).
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản.
Kim ngạch nhập khẩu của của cả nước đạt hơn 80,43 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% (tương ứng giảm 684 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015, trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm 58,6%; khu vực kinh tế trong nước chiếm 41,4%.
Tổng cục Thống kê ước tính trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay, nhóm hàng máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng giảm 0,6% và chiếm 41%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu giảm 0,6% và chiếm 50,3%; nhóm hàng tiêu dùng tăng 0,7% chiếm 8,7%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc; ASEAN; Nhật Bản; EU; Hoa Kỳ.
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt