Đàm phán TPP đã về đích
Sáng 5/10 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tối 5/10 theo giờ Việt Nam), tại hội nghị diễn ra ở thành phố Atlanta, Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới trong thời điểm này.
12 Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán TPP đã đưa ra khẳng định: “Các bộ trưởng thương mại của các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam hân hạnh thông báo rằng chúng tôi đã hoàn tất thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TTP.”
Như vậy, sau quãng thời gian dài đàm phán không ngừng nghỉ, các nước tham gia đàm phán đã tháo gỡ được những vướng mắc còn lại và cùng nhau lập lên thỏa thuận lịch sử gồm việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với những mặt hàng “nóng” như linh kiện ô tô nhập khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, Canada và Mỹ; mở cửa thị trường cho các sản phẩm bơ sữa của New Zealand và thống nhất thời gian bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm dược phẩm.
Hiệp định TPP ban đầu được khởi động từ năm 2005 có tên là nhóm P4 do 4 nước thành lập ban đầu là Chile, New Zealand, Singapore và Mexico.
Vào tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP.
Năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia TPP với tư cách thành viên liên kết. Đến tháng 11/2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP, Việt Nam chính thức là thành viên tham gia đàm phán TPP.
12 nước tham gia vào đàm phán TPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tuyên chung của 12 bộ trưởng đưa ra khẳng định, sau hơn 5 năm đàm phán 12 nước đã đạt được thỏa thuận nhằm hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tăng cường phát triển hòa nhập và khuyến khích sáng tạo trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Quan trọng hơn, thỏa thuận này đạt được mục tiêu mà cả 12 nước cùng đề ra về một hiệp định tham vọng, toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, có lợi cho người dân các nước tham gia.
Được biết, sau khi 12 nước tham gia đàm phái cùng ký kết vào hiệp định TPP, văn kiện này cần nhận được sự phê chuẩn của chính phủ và Quốc hội các nước thành viên để có hiệu lực thi hành.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP là một hiệp định thương mại tự do đa phương theo cơ chế mở, bao gồm không chỉ các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh vực phi thương mại khác.
Trước thời điểm này, mục tiêu kết thúc đàm phán TTP vào cuối những năm 2012, 2013, 2014 đã từng bị trì hoãn.
Theo ước tính, một khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới, bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản là hai trong số ba nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Các tin khác:
- Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca bất diệt
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2023-2024
- Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải mở và vận dụng linh hoạt